Bài học về giáo dục: Đổi mới kỹ thuật số

Tìm hiểu các nhà lãnh đạo giáo dục hiện nay tại khu vực APAC đã rút ra điều gì về việc đầu tư vào đổi mới kỹ thuật số.

giảng viên và sinh viên bên bảng trắng

Đổi mới kỹ thuật số: khoản đầu tư quan trọng cho các tổ chức giáo dục

Nếu có điều gì đó tích cực từ đại dịch thì đó là chúng ta có thể thích nghi nhanh chóng khi được tự do đổi mới. Mặc dù một số cải tiến giáo dục chỉ là giải pháp tạm thời cho những hoàn cảnh đặc biệt nhưng những cải tiến khác sẽ định hình phương pháp giáo dục của chúng ta trong nhiều thập kỷ tới.

 

Từ tháng 1 đến tháng 3 năm 2022, IBRS đã tiến hành phỏng vấn với các cơ sở giáo dục tiểu học, trung học và đại học từ khu vực Úc - New Zealand (ANZ) và Đông Nam Á (ASEAN). Báo cáo của họ nêu ra nhiều vấn đề nhưng một phát hiện quan trọng là các tổ chức giáo dục phải coi đổi mới kỹ thuật số là khoản đầu tư dài hạn.

Giờ là lúc đổi mới

Các tổ chức đã có những chương trình mạnh mẽ để hỗ trợ giáo dục kỹ thuật số từ trước đã vượt qua các đợt phong tỏa COVID tốt hơn nhiều so với những tổ chức không có những chương trình đó. Các chương trình đổi mới của họ cũng phát triển đáng kể, cả trong khía cạnh thu hút các nhà giáo tham gia vào đổi mới, cũng như triển khai quản trị cân bằng cùng các phương pháp thực hành để tài trợ và đánh giá những đổi mới đó.

Hiện nay chúng ta vẫn đang thiếu sự tập trung cần thiết vào việc đón đầu tương lai ngành giáo dục. Chúng ta đang chơi trò đuổi bắt… sinh viên và bản chất của thế giới đang thay đổi nhanh hơn các trường học.

Carolyn Rhodes, Giám đốc Học viện Giáo viên, OneSchool Global

Giờ đây, khi các nhà giáo hiểu rằng các tổ chức có khả năng hỗ trợ các thực nghiệm trong dạy và học, chúng ta có thể đi đến một thời kỳ hoàng kim của đổi mới giáo dục. Tuy nhiên, điều này chỉ có thể xảy ra nếu các tổ chức triển khai những chương trình chính thức để hỗ trợ và phải được thực hiện theo mô hình từ trên xuống. Sự an toàn trong môi trường kỹ thuật số và cho sức khỏe của học sinh/sinh viên là rất quan trọng nhưng đồng thời, chúng ta phải tin tưởng các nhà giáo để họ thử nghiệm những công nghệ và cách tiếp cận mới.

Giáo viên hiện đang khao khát thử nghiệm những điều mới. Họ liên tục hỏi, “Này, chúng tôi có thể làm điều này không? Bạn có thể làm cái này cho chúng tôi không? Chúng ta có thể đăng ký A, B hoặc C không?”

Hugo Indranto, Chuyên gia tích hợp Công nghệ, Trường Liên văn hóa Mentari

Phát triển chuyên môn không còn là quyền lựa chọn

Phát triển chuyên môn vẫn luôn là việc bắt buộc khi đưa công nghệ vào giảng dạy trong nhiều thập kỷ. Tuy nhiên, do khối lượng công việc của các nhà giáo quá lớn nên việc dành thời gian cho việc này lại là một vấn đề chưa được giải quyết.

 

Đại dịch đã thúc ép phải giải quyết vấn đề này. Các nhà giáo không có lựa chọn nào khác ngoài việc phải làm quen với nhiều loại công nghệ khác nhau để giảng dạy, tạo nội dung và cộng tác với đồng nghiệp, học sinh/sinh viên và phụ huynh. Các tổ chức trước đây chậm trễ trong việc sử dụng công nghệ sẽ phải đối mặt với nhiều khó khăn hơn. Nhưng họ đã làm được! Bài học quan trọng ở đây là việc đào tạo về các công cụ kỹ thuật số trong giáo dục không phải là điều có thể chờ “cho đến khi có thời gian”. Mà việc đó phải được ưu tiên.

Trong COVID, hầu hết các trường học đã phải hành động rất nhanh. Khi mà phải đảm đương những công việc bình thường khác thì các nhân viên không có cơ hội để chính thức tiếp thu những kỹ năng công nghệ cần thiết. Vì vậy, một chương trình đào tạo chuyên môn chuyên dụng – và quan trọng hơn là thời gian để làm điều đó – là điều cần thiết hơn bao giờ hết.

Carolyn Rhodes, OneSchool Global

Trong thế giới hậu COVID, phát triển chuyên môn cần phải được lồng ghép vào việc học, với góp ý thường xuyên từ và cho các nhà giáo. Hình thức học kết hợp và giảng dạy trực tuyến có thể được ghi lại và xem lại để cải thiện. Ngoài ra, các tín hiệu số liên quan đến mức độ tham gia của học sinh như video đã xem, tỷ lệ bỏ học, v.v. có thể cung cấp phản hồi vô giá.

Khi có giáo viên mới tham gia vào một lớp học, chúng tôi sẽ xem băng hình và đưa ra góp ý… Mặc dù một số giáo viên có khả năng thu hút tự nhiên nhưng họ còn cần rất nhiều kỹ năng. Vì vậy, điều quan trọng là phải liên tục đánh giá và hoàn thiện đội ngũ giảng dạy.

Jarrad Merlo, Người đồng sáng lập/Giám đốc Giảng dạy và Học tập, Công ty E2Language

Tầm quan trọng của hệ sinh thái công nghệ

Sự phụ thuộc nhanh chóng vào các dịch vụ kỹ thuật số trong thời kỳ đại dịch cho thấy một vấn đề mà các nhà giáo phải đối mặt trong nhiều thập kỷ – đó là khả năng tương tác kém giữa công tác quản lý tổ chức và các công nghệ hỗ trợ dạy và học. Trong các đợt phong tỏa, khả năng phân phối kỹ thuật số đã trở thành tâm điểm chú ý và khó khăn của giáo viên cũng trở nên nổi cộm khi phải gắng kết hợp tất cả các giải pháp giáo dục khác nhau lại với nhau mà không cần phải tốn hàng giờ để quản lý.

 

Việc tích hợp giữa các công nghệ là điều cần thiết hiện nay. Đối với hầu hết các tổ chức, trái tim của hệ sinh thái là hệ thống quản lý học tập. Từ các công cụ học tập cộng tác đến các giải pháp đánh giá, mọi khả năng đều cần tích hợp với Hệ thống quản lý học tập (LMS). Do đó, cần có sự cân bằng giữa việc thử nghiệm các công nghệ mới và việc tận dụng hệ sinh thái hiện có.

 

Có nhiều cách tiếp cận khác nhau để đạt được sự cân bằng này nhưng bất kỳ mô hình nào cũng cần phải đánh giá phần mềm mới từ quan điểm cách phần mềm tương tác với hệ sinh thái lớn hơn. Đây là một chức năng quản trị quan trọng và cần có sự tham gia của các nhà thực hành giáo dục và các trưởng phòng công nghệ, những người có thể truyền đạt các khả năng và hạn chế của bất kỳ đổi mới được đề xuất nào.

Hệ thống trường học OneSchool muốn xây dựng một phần phụ trợ giáo dục mạnh mẽ, có thể áp dụng ở mọi nơi trên thế giới… Điều này đã buộc chúng tôi phải tìm kiếm các giải pháp có thể hoạt động trên toàn cầu và phù hợp với nhau, ví dụ như Zoom, Canvas LMS và những hệ thống tương tự. Chúng tôi đã thay đổi rất nhiều sản phẩm chỉ để đảm bảo các sản phẩm đó được hỗ trợ rộng rãi và dễ bảo trì.

Jeff LLoyd, OneSchool Global

Điều quan trọng nhất là không ngừng thay đổi

Vô số báo cáo trong ba thập kỷ qua đã chỉ trích tốc độ thay đổi chậm chạp trong giáo dục. Tuy nhiên, đại dịch buộc mọi bên tham gia, từ giáo viên và ban giám hiệu cho đến học sinh/sinh viên và gia đình, phải thích nghi với những thay đổi nhanh chóng.

 

Từ góc độ công nghệ, việc áp dụng các giải pháp dựa trên đám mây đã thúc đẩy các mạng giáo dục chuyển đáng kể sang chu kỳ “nâng cấp liên tục” mà chỉ tốn ít hoặc không tốn chi phí duy trì. Nhiều giải pháp đám mây được áp dụng trong thời kỳ đại dịch dựa trên việc cấp phép đăng ký và các bản nâng cấp được cung cấp với rất ít hoặc không có sự tham gia của khách hàng của họ. Điều này đã giải phóng các kỹ sư công nghệ giáo dục có nhiều thời gian hơn để tìm kiếm những cải tiến mới phù hợp với hệ sinh thái và hỗ trợ phương pháp sư phạm. Điều này cũng đảm bảo những cải cách mới được triển khai đồng thời trên nhiều tổ chức giáo dục và mạng lưới, có tiềm năng rất lớn để thúc đẩy hiệu quả làm việc giữa các tổ chức và các lựa chọn mới, chẳng hạn như hành trình học tập suốt đời, tín chỉ vi mô và học tập tăng tốc trong hành trình của các nhà giáo với tư cách người học trọn đời.

Tương lai là của công nghệ số

Khi giáo dục quay trở lại hình thức học trực tiếp, một số hoạt động có giá trị phát sinh trong thời gian phong tỏa có thể quay trở lại các phương pháp truyền thống. Tuy nhiên, nhiều giải pháp vẫn sẽ hữu ích và nên ưu tiên việc đầu tư vào các giải pháp kỹ thuật số có khả năng điều chỉnh quy mô cũng như đào tạo các nhà giáo sử dụng những giải pháp đó.

 


Mặc dù được Zoom tài trợ nhưng nghiên cứu của IBRS được tiến hành độc lập và không tập trung vào các giải pháp của Zoom. Để đọc báo cáo đầy đủ của IBRS, hãy nhấp vào đây.