
Zoom nói về Zoom: Cách chúng tôi đổi mới hoàn toàn trải nghiệm khách hàng từ bên trong
Chúng tôi sử dụng chatbot Zoom AI của chính mình và đạt tỉ lệ tự phục vụ 97% và giảm khoảng 20 triệu USD chi phí mỗi tháng. Tìm hiểu cách thực hiện.
Cập nhật vào May 31, 2023
Đăng vào May 25, 2023
Là Giám đốc Sản phẩm của Zoom, Smita chịu trách nhiệm dẫn dắt việc quản lý sản phẩm của Zoom. Bà có kinh nghiệm dày dạn trong ngành với hơn 20 năm quản lý sản phẩm tại cả Google và Microsoft. Kinh nghiệm của bà về sản phẩm trải rộng từ việc dẫn dắt hoạt động cung cấp dịch vụ TV qua mạng IP tại Microsoft, dẫn dắt và mở rộng quy mô Google Meet và gần đây nhất là quản lý nền tảng, sản phẩm truyền thông theo thời gian thực tại Microsoft Teams. Ngoài video, Smita còn dẫn dắt Google Voice (Điện thoại), Lịch Google và Google Tasks, bộ sản phẩm Google Adwords cho các nhà quảng cáo địa phương, cùng với hệ sinh thái và danh mục thiết bị Google Chromebooks.
Smita lớn lên ở Ấn Độ và tại đây, bà nhận bằng Cử nhân Công nghệ Kỹ thuật Điện tại IIT Kanpur. Sau đó, bà nhận bằng thạc sĩ Kỹ thuật Điện và Máy tính (EECS) tại Đại học Princeton và bằng tiến sĩ về nén hình ảnh và video tại UC Santa Barbara.
Smita được trao Giải thưởng cựu sinh viên xuất sắc của IIT Kanpur và là nhà sáng lập Mạng lưới cựu sinh viên nữ WIN tại IIT Kanpur.
Dù là ở đâu, bạn cũng sẽ bắt gặp bài viết về việc đổi mới AI sẽ thay đổi lực lượng lao động và thế giới ra sao. Và khi nghĩ đến tốc độ phát triển nhanh chóng của trí tuệ nhân tạo, rõ ràng cái mà chúng ta gọi là “công việc trong tương lai” đang có sự chuyển biến mạnh mẽ.
Các công ty, bao gồm cả Zoom, đã và đang sử dụng AI trong nhiều năm để cải thiện trải nghiệm người dùng và tự động hóa quy trình kinh doanh. Trong những tháng gần đây, công nghệ này đã trở nên phổ biến với sự bùng nổ của trải nghiệm mô hình ngôn ngữ lớn như ChatGPT, được hàng triệu người dùng để đặt câu hỏi, có những cuộc trò chuyện liên tục, viết ra những câu chuyện, những bài thơ và trợ giúp trong công việc hàng ngày như soạn email hoặc tóm tắt các cuộc trò chuyện và cuộc họp.
Hoạt động đổi mới AI xuất hiện mỗi ngày, bao gồm cả việc viết mã, quy trình nhân sự và sáng tạo nội dung và đang lấn sân sang những lĩnh vực vốn do người lao động trí óc làm. Nhưng mọi người đang tự hỏi điều này có ý nghĩa gì đối với họ và tất cả chúng ta đều thắc mắc về cách ưu tiên hàng đầu cho quan hệ kết nối con người trong kỷ nguyên công nghệ mới này.
Quan hệ kết nối con người là trọng tâm cho mọi thứ chúng tôi làm tại Zoom và cách chúng tôi tiếp cận AI cũng hướng tới điều này. Chúng tôi tin rằng trí tuệ nhân tạo có sức mạnh mang mọi người lại gần nhau bằng cách cho phép chúng ta tập trung vào công việc quan trọng. Các hoạt động đổi mới AI của chúng tôi sẽ giúp bạn làm điều đó bằng cách nâng cao năng suất, hỗ trợ cộng tác với đồng nghiệp của bạn và nâng tầm kết nối của bạn với khách hàng.
Hội nghị thượng đỉnh về chuyển đổi trong công việc gần nhất của chúng tôi tập trung vào mối giao thoa giữa trí tuệ nhân tạo và quan hệ kết nối con người. Ai có thể nói về chủ đề này tốt hơn Pascal Bornet, chuyên gia AI và tác giả cuốn “Tự động hóa thông minh”? Ở đây, tôi mở rộng ý tưởng dựa trên cuộc đối thoại chính với ông để thảo luận về tiềm năng của AI và cách AI có thể giúp chúng ta dành thời gian vào công việc có ý nghĩa hơn.
Ông là người có nhiều nhiệt huyết về tự động hóa và cách con người có thể hưởng lợi từ đó. Một số người có thể gọi ông là người theo chủ nghĩa lạc quan về công nghệ. Ông có thể giải thích hoạt động đổi mới AI đem lại lợi ích như thế nào cho con người và ảnh hưởng ra sao đến công việc của chúng ta?
Một trong những đam mê cốt lõi của tôi là giúp thế giới trở nên nhân văn hơn thông qua công nghệ. Tôi tin rằng việc sử dụng công nghệ đúng cách có thể cải thiện tính nhân văn của chúng ta bằng cách cải thiện sức khỏe, giáo dục và công việc. Chúng ta dành rất nhiều thời gian để làm việc nhưng dựa trên một cuộc khảo sát cho nhân viên, hơn 85% người lao động không hài lòng với công việc của họ. AI có thể giúp chúng ta phát triển từ lao động tri thức sang lao động có hiểu biết sâu sắc.
Ý ông là gì khi nhắc đến người lao động sử dụng thông tin chuyên sâu và làm thế nào để chúng ta đạt được điều đó?
Có ba loại công việc chúng ta làm hàng ngày mà công nghệ có thể có tác động hoặc thay đổi hoàn toàn. Khoảng 1/3 các nhiệm vụ công việc của chúng ta — các cuộc họp và email không năng suất và không có tác động gì — có thể được loại bỏ. 1/3 số công việc chúng ta làm — hoạt động giao dịch, lặp lại, việc hậu cần tẻ nhạt — có thể được tự động hóa.
Khi loại bỏ hoặc tự động hóa phần lớn công việc, chúng ta có thể tập trung vào các hoạt động cần trí tuệ. Đây là công việc mà chỉ con người chúng ta mới có thể thực hiện: đưa ra thông tin chuyên sâu, thúc đẩy cộng tác và đưa ra quyết định. Vai trò của công nghệ trong bối cảnh này là giúp chúng ta phát triển thêm các ý tưởng.
AI tạo sinh là một trong những công cụ giúp mọi người và các công ty phát triển thêm các ý tưởng và cách thức làm việc. Các công ty hiện đang sử dụng công cụ này như thế nào?
Tôi đã thấy một số trường hợp sử dụng tuyệt vời từ các công ty chỉ trong mấy tháng gần đây. Ví dụ: trong lĩnh vực tiếp thị, một nhóm có thể sử dụng các mô hình ngôn ngữ lớn để tạo ra các tin nhắn cá nhân hóa cho khách hàng. Nhóm tài chính có thể dùng công cụ này để tóm tắt hàng trăm trang báo cáo tài chính từ các chi nhánh. Tôi đã thấy một phòng nhân sự xây dựng hoạt động đào tạo cá nhân hóa cho nhân viên trong công ty. Cá nhân tôi dùng công cụ này hàng ngày để nghiên cứu và sáng tạo ý tưởng.
Hiện có các mối lo ngại dễ hiểu về các hạn chế của công nghệ này — đã có nhiều báo cáo về việc chatbot đưa ra các câu trả lời không chính xác hoặc hoàn toàn bịa đặt. Mọi người nên lưu ý điều gì khi sử dụng AI tạo sinh như ChatGPT?
Điều tôi thích về AI tạo sinh là công cụ này cho phép chúng ta thảo luận với công nghệ. Nhưng mô hình ngôn ngữ lớn không hiểu ý nghĩa của điều chúng đang nói. Khi bạn dùng ChatGPT, công cụ này dường như đang giao tiếp với bạn, dường như biết nhiều thứ, nhưng thực tế chỉ đang thu thập các từ và ghép chúng lại với nhau. Nên chúng ta cần nhận thức được thông tin không chính xác hoặc không nhất quán đi ra từ những hệ thống này, vì nói cho cùng thì chúng là các hệ thống toán học.
AI cũng không tránh được thiên kiến. Vấn đề là gì và chúng ta có thể làm gì để tránh điều đó?
Đúng, chúng ta cũng cần nhận thức được những câu trả lời có thể cho thấy thiên kiến. Ví dụ: nếu bạn yêu cầu ChatGPT kể một câu chuyện về một bác sĩ, nó sẽ dùng từ “anh ấy” hoặc “ông ấy”, ám chỉ bác sĩ là nam giới. Những mô hình này được đào tạo dựa trên dữ liệu con người, nên bất kỳ thiên kiến nào con người chúng ta có đều sẽ được thể hiện. Chúng ta cần đảm bảo dữ liệu chúng ta sử dụng không chỉ đến từ một nguồn. Sẽ có ích khi lưu ý đến các thiên kiến của con người và cẩn trọng khi xem xét các kiểu mẫu dữ liệu. Đó là lý do vì sao chúng ta cần quan tâm và phát triển tư duy phản biện.
Ngoài tư duy phản biện, mọi người cần phát triển các kỹ năng nào để điều chỉnh và kết hợp AI vào việc họ làm?
Có ba kỹ năng chúng ta cần xây dựng trong kỷ nguyên mới này và tư duy phản biện là một trong số đó. Có một điều chúng ta có thể làm mà công nghệ không thể, đó là đặt câu hỏi về thông tin được đưa ra cho chúng ta. Chúng ta có thể hỏi: “Làm thế nào để đảm bảo điều này đáng tin cậy? Thông tin này có cho chúng ta thấy bức tranh toàn cảnh không?” Thông tin này có cho chúng ta thấy bức tranh toàn cảnh không?” Tư duy phản biện là điều chúng ta cần hơn bao giờ hết khi nhận thông tin có thể đúng hoặc không đúng. Chúng ta cần có khả năng phản biện, đặt câu hỏi.
Kỹ năng thứ hai là xây dựng mối quan hệ. Máy tính sẽ không bao giờ có thể làm điều này tốt hơn chúng ta vì chúng ta có sự đồng cảm để biết người khác mong đợi điều gì.
Kỹ năng thứ ba là sự sáng tạo — và tôi đang nói đến sự sáng tạo thật sự, chứ không phải điều mà các mô hình ngôn ngữ lớn làm. ChatGPT có thể kể một câu chuyện bằng cách kết hợp các thành phần có sẵn khác nhau. Sáng tạo tức là tạo ra các thành phần mới. Đó là điều chúng ta làm với trí tuệ của mình, nhưng cũng liên quan đến cá tính, hoàn cảnh, các đặc điểm cụ thể khiến chúng ta trở nên đặc biệt. Chúng ta tạo ra điều mới lạ và trí tuệ nhân tạo không thể làm điều đó.
Rõ ràng là sẽ có các lợi ích kinh doanh với những điều như tự động hóa, nhưng có nhiều người quan ngại về tác động của điều này đến công việc của họ. Ông sẽ nói gì với những người lo lắng rằng tất cả những đổi mới AI này sẽ thay thế vai trò của họ?
Điều này đã diễn ra trước đây trong lịch sử loài người. Công nghệ mới được phát minh ra và tạo nên sự dư thừa, nhưng nó cũng tạo ra nhiều việc làm hơn. Một số người tin là không có lý do để nghĩ rằng kỷ nguyên đổi mới AI này sẽ có gì khác biệt. Chỉ là một sáng kiến tự động hóa nữa.
Nhưng cũng có một trường phái khác cho rằng lần này sẽ khác. Trước đây, chúng ta có thời gian để đào tạo lại bản thân theo những chủ đề mới. Lần này, mọi thứ diễn ra quá nhanh. Các khả năng của trí tuệ nhân tạo đang phát triển theo cấp số nhân và chúng ta cần theo kịp, cần thích ứng, cần học cách học hỏi trong thế giới ngày càng phức tạp.
3 kỹ năng mà chúng ta nói đến ở trước — tư duy phản biện, xây dựng mối quan hệ và tính sáng tạo — sẽ giúp nhân viên ít có khả năng bị thừa thãi khi có sự hiện diện của công nghệ. Nhưng trình độ chúng ta cần để xây dựng những kỹ năng đó gần như tương đương việc tái tạo chúng một lần nữa.
Công việc trong tương lai sẽ như thế nào trong 20 năm tới?
Công nghệ sẽ tạo thêm giá trị bằng việc làm các tác vụ lặp lại tốt hơn, nhanh hơn và bằng cách tăng cường thêm cho con người. Tôi hy vọng là chúng ta chia sẻ giá trị đó một cách công bằng thông qua các cơ chế như Thu nhập cơ bản phổ thông. Chúng ta không muốn một tương lai mà chỉ người giàu hưởng lợi và làm giàu cho họ từ công nghệ. Tương lai có mặt công nghệ thuộc về tất cả mọi người và không ai đáng bị bỏ lại phía sau. Và điều tốt là công nghệ sẽ giải phóng chúng ta khỏi các tác vụ tẻ nhạt, vì vậy thế giới công việc trong tương lai có thể cần chúng ta làm việc ít hơn. Nhờ đó, chúng ta có nhiều thời gian hơn cho việc giải trí, gia đình, bạn bè — về căn bản là những điều làm nên tính người của chúng ta!
Tôi vô cùng cảm kích Pascal vì đã chia sẻ góc nhìn chuyên sâu của ông với chúng ta. Nếu bạn muốn nghe thêm về cuộc đối thoại của chúng tôi và tìm hiểu cách các khách hàng của chúng tôi đang kết hợp AI vào công việc của họ, hãy xem Hội nghị về chuyển đổi trải nghiệm làm việc theo yêu cầu của chúng tôi.