Nhà phát triển

Giao tiếp dễ dàng trong thời gian thực: hướng dẫn về webhook và WebSocket

Cách bạn có thể tận dụng webhook và WebSocket để xây dựng ứng dụng và thành phần tích hợp sử dụng các giải pháp truyền thông dựa trên video của Zoom.
4 số phút đọc

Cập nhật vào January 26, 2023

Đăng vào January 25, 2023

WebSockets and webhooks

Webhook và WebSocket là gì?

Webhook và WebSocket là các cấu phần chính của ứng dụng hiện đại vì chúng cung cấp các dịch vụ thông báo sự kiện tối quan trọng. Cả webhook và WebSocket đều cho phép bạn nhận thông báo về sự kiện trong tài khoản Zoom trong thời gian thực. Chúng cũng hỗ trợ các ứng dụng cần phản hồi với các thay đổi hoặc cập nhật ngay khi xảy ra. Tuy nhiên, có một số khác biệt chính giữa webhook và WebSocket mà bạn cần cân nhắc khi quyết định lựa chọn nào phù hợp cho trường hợp sử dụng của mình, chẳng hạn như khả năng triển khai dễ dàng, tốc độ cung cấp, độ tin cậy, kiến trúc và các yếu tố khác.

So sánh webhook và WebSocket

Giao thức và khả năng triển khai dễ dàng

Webhook sử dụng giao thức HTTP, còn WebSocket sử dụng giao thức WebSocket (ws hoặc wss). Vì vậy, webhook thường dễ triển khai hơn do chỉ yêu cầu URL điểm cuối để nhận yêu cầu HTTP POST. WebSocket yêu cầu cài đặt phức tạp hơn, bao gồm việc có mã truy cập và mở kết nối đến máy chủ.

Tốc độ cung cấp

WebSocket nói chung nhanh hơn trong việc cung cấp so với webhook, vì chúng đem đến kênh giao tiếp hai chiều. WebSocket cho phép thiết lập kết nối đơn giữa máy khách và máy chủ, tạo điều kiện trao đổi dữ liệu trong thời gian thực mà không cần các yêu cầu HTTP bổ sung. So với webhook, một kết nối liên tục có thể đem đến việc cung cấp thông báo sự kiện nhanh hơn và sử dụng tài nguyên hiệu quả hơn.

Độ tin cậy

Khi đánh giá các lựa chọn cho việc giao tiếp dựa trên sự kiện, độ tin cậy là rất quan trọng. Webhook gửi thông báo đến URL cụ thể khi sự kiện xảy ra. Nhưng nếu điểm cuối bị trục trặc, thông báo sự kiện có thể không được xử lý chính xác. Còn WebSocket duy trì kết nối liên tục với máy chủ, cho phép giao tiếp liên tục và tin cậy hơn.

Kiến trúc

Webhook dựa trên mô hình "đẩy", trong đó Zoom đẩy các thông báo sự kiện đến điểm cuối khi sự kiện xảy ra. WebSocket dựa trên mô hình "kéo", trong đó máy khách thiết lập kết nối với máy chủ, rồi nhận các thông báo sự kiện khi chúng xảy ra. 

Không có trạng thái và có trạng thái

Webhook không có trạng thái, nghĩa là mỗi thông báo sự kiện là độc lập và có mọi thông tin cần thiết về sự kiện. WebSocket có trạng thái, nghĩa là máy khách và máy chủ duy trì kết nối liên tục và có thể chia sẻ thông tin trạng thái xuyên suốt thời gian kết nối.

Các trường hợp sử dụng

Webhook có thể là giải pháp tốt hơn khi ứng dụng chỉ cần nhận số lượng nhỏ các thông báo sự kiện. Chẳng hạn bạn có ứng dụng trên sàn giao dịch cần nhận thông báo khi người dùng tạo, cập nhật hoặc xóa cuộc họp. Trong trường hợp này, webhook phù hợp vì ứng dụng chỉ cần nhận số lượng nhỏ các thông báo sự kiện (tức là thông báo về sự kiện liên quan đến cuộc họp). Việc thiết lập điểm cuối đơn giản để nhận các thông báo này qua webhook hiệu quả hơn việc triển khai WebSocket.

WebSocket có thể là lựa chọn tốt cho những người phát triển ứng dụng trong các ngành như ngân hàng, tài chính và y tế. Khi triển khai webhook, lập trình viên cần chú ý nhiều hơn để bảo mật điểm cuối, ví dụ như xác thực yêu cầulập danh sách IP tin cậy. Còn WebSocket đi kèm với lớp bảo mật bổ sung do kết nối được thiết lập trực tiếp giữa máy khách và máy chủ, giảm rủi ro tấn công xen giữa. WebSocket cung cấp kết nối đáng tin cậy hơn, do dữ liệu chỉ được truyền khi mở kết nối và kết nối sẽ mở cho đến khi lập trình viên đóng lại. Một điểm thú vị khác về WebSocket Zoom là kết nối chỉ mở được bằng mã truy cập từ ứng dụng tạo đăng ký WebSocket và chỉ một kết nối được mở tại một thời điểm. Một trong các thế mạnh chính của WebSocket so với webhook là WebSocket cho phép giao tiếp trong thời gian thực với độ trễ thấp, điều cần thiết cho các trường hợp sử dụng mà cập nhật trong thời gian thực là rất quan trọng. 

Các công cụ thiết yếu cho trải nghiệm thu hút

WebSocket và webhook là các công cụ thiết yếu để xây dựng ứng dụng tương tác trên web vì chúng cung cấp cập nhật mượt mà và hiệu quả, độ trễ thấp, tiết kiệm chi phí và có khả năng mở rộng. Tại Zoom, chúng tôi sử dụng các công nghệ này để tạo ra trải nghiệm người dùng thu hút và trực quan. Dù bạn đang xây dựng ứng dụng tương tác với khách hàng hay hệ thống giám sát thì các trình thông báo sự kiện này cũng tối quan trọng để khai thác hết tiềm năng của ứng dụng. 

Để giúp bạn bắt đầu, chúng tôi đã lập tài liệu hướng dẫn cho cả webhookWebSocket (bản thử nghiệm). Đăng ký sử dụng Bản thử nghiệm WebSocket bằng cách điền vào biểu mẫu để truy cập sớm tính năng mới này.

Khách hàng của chúng tôi yêu thích chúng tôi

Okta
Nasdaq
Rakuten
Logitech
Western Union
Autodesk
Dropbox
Okta
Nasdaq
Rakuten
Logitech
Western Union
Autodesk
Dropbox

Zoom - Nơi bạn kết nối